Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

BÀI HỌC TỪ LOÀI NGỖNG

Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào đó có thể rút ra từ đó? Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẫy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.
Khi là thành viên của một nhóm, ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, ta sẽ đi đến nói ta muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn, vì ta đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Mỗi khi con ngỗng bay lạc hỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh bầy đàn.
Nếu chúng ta cũng cảm nhận sự tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang cùng một mục tiêu như chúng ta.
Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.
Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.
Tiếng kêu của đàn ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.
Cuối cùng khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đên khi nào con ngỗng bị thương có thể bay lại được hoặc là chết và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác và bay về Phương Nam.
Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi có khó khắn. Lần sau có cơ hội thấy một đàn Ngỗng bay bạn hãy nhớ….Bạn đang hưởng một đặc ân khi là thành viên của một nhóm.
(Truyện Dịch)

🌟  Posted by: Đoàn Thị Thùy An
Mobile: 0933.144.268 
CITC, Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục
7 Nguyen Binh Khiem Str, Dist 1 ● Ho Chi Minh ● Viet Nam

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Nescafé và Nhật Bản: sức mạnh của ý tưởng khởi nguồn


Vào những năm 1960, Nestlé bắt đầu đưa Nescafé nhắm vào thị trường Nhật Bản. Tuy đã thành công với nhiều sản phẩm trước đó (Nestlé đã vào Nhật từ 1913), với cà phê hòa tan uống liền, họ gặp một trở ngại cực kỳ lớn: người Nhật không thích uống cà phê, họ thích uống trà. Như mọi người đều biết, trà và cà phê là hai thứ thức uống có thể được xem là đối thủ. Với một đất nước trọng trà như Nhật, cà phê – nhất là cà phê hòa tan – rất rất khó có chỗ chen chân. Và đúng như vậy: đến tận những năm 1970 họ vẫn không thể lay chuyển thói quen người Nhật, cho đến khi họ gặp Clotaire Rapaille…
Clotaire Rapaille là một marketer, và cũng là một chuyên gia tâm lý. Ông nghiên cứu về việc gieo các ý tưởng khởi nguồn để phục vụ cho việc làm marketing. Và đây là ý tưởng mà ông đã cho Nestle:
Thay vì cố ép người Nhật uống cà phê, Nestlé bắt đầu sản xuất các loại bánh ăn tráng miệng có hương cà phê (và không có caffeine). Như các bạn cũng biết, vị cà phê là một vị khá hấp dẫn, và các loại bánh này nhanh chóng đi vào đời sống người Nhật. Khi lũ trẻ lớn lên vào vài năm sau, vị cà phê bắt đầu kết dính với hình ảnh dễ chịu của thức ăn tráng miệng. Lúc bấy giờ, Nestlé bắt đầu giới thiệu cà phê hòa tan – dĩ nhiên là cà phê sữa hòa tan trước, sau đó dần dần là cà phê.
Tuyệt chiêu này đã phát huy sức mạnh. Nestlé đã dẫn đầu thị phần cà phê Nhật cho tới tận ngày nay.
Lời bình: Bạn không thể luôn dùng logic để bán hàng. Hãy gieo các ý tưởng khởi nguồn, liên kết sản phẩm với những điều dễ chịu trong tâm trí khách hàng, rồi lùi lại xem ý tưởng đâm chồi trong đầu họ…
(By Nguyễn Hạo Nhiên - Web Ecolader)
🌟  Collected and Posted by: Đoàn Thị Thùy An 
Mobile: 0933.144.268 
CITC, Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục
✉ 7 Nguyen Binh Khiem Str, Dist 1 ● Ho Chi Minh ● Viet Nam